Header Ads

test

Hai tuần dài đằng đẵng của cánh tả, ‘truy sát’ TT Trump và ‘run rẩy’ tiến về Tòa Bạch Ốc

 Ảnh ghép từ Reuters.

Quốc hội Mỹ cuối cùng đã xác nhận Joe Biden làm Tổng thống. Sự kiện này châm ngòi cho hàng loạt hành động tấn công mang tính “đuổi cùng diết tận” của Big Tech và các chính trị gia thiên tả đối với Tổng thống Trump. Điều đó làm nổi lên câu hỏi rằng, vì sao phe thiên tả phải làm như vậy trong khi họ tự nhận đã có chiến thắng vang dội? Phải chăng trong tâm họ đang rất lo sợ điều gì đó?

Ngay cả khi Tổng thống Trump đã kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối gian lận bầu cử bên ngoài Tòa nhà Quốc hội hôm 6/1 phải tuân thủ luật pháp và hãy trở về nhà trong hòa bình, thì chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vẫn hủng hổ tuyên bố cần áp dụng tu chính án 25 để phế truất ông Trump ngay lập tức, trong khi chỉ còn ít ngày nữa “Tổng thống hợp hiến” Joe Biden sẽ tuyên bố nhậm chức.

Một lần nữa cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama lại đăng đàn nói xấu ông Trump. Bà Obama chê TT Trump là “trẻ con” và “không yêu nước, người không thể xử lý sự thật về những thất bại của chính mình”. Tiện thể bà cũng đề nghị phong tỏa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội của đương kim tổng thống Mỹ.

Hòa cùng “làn sóng” tấn công TT Trump của phe thiên tả, các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook cũng đồng loạt tuyên bố khóa “vô thời hạn” tài khoản của TT Trump. Nhà cung cấp dịch vụ email có tên Campaign Monitor cũng đã thông báo đình chỉ tài khoản của chiến dịch TT Trump vào thứ Năm (7/1).

Không chỉ nhắm vào cá nhân TT Trump, những người ủng hộ ông và các tổ chức có cảm tình với vị tổng thống muốn làm nước Mỹ vĩ đại trở lại cũng phải đối mặt với các hành động “trả thù” của phe thiên tả. Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho biết nhà xuất bản Simon & Schuster đã quyết định hủy xuất bản cuốn sách của ông sau khi ông chống lại cuộc bầu cử bị gian lận. Còn mạng xã hội không kiểm duyệt Parler đã bị Apple và Google xóa khỏi nền tảng của họ.

Rất có thể cảm giác hận thù xen lẫn cảm giác sợ hãi đã khiến phe thiên tả có hành động trả thù dồn dập như vậy đối với Tổng thống Trump.

Hận khí ngút trời

Ngoài mâu thuân do sự đối nghịch về quan điểm, thì chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong kỳ bầu cử 2016 trước cựu đệ nhất phu nhân và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton đã khiến phe thiên tả bẽ bàng. Để rồi từ đó những “tinh hoa chính trị” của đảng Xanh thù ghét ông Trump với trạng thái tình cảm vừa “cay cú” vừa “đau đớn”.

“Hận thù” này càng trở nên lớn hơn khi một Tổng thống bị xem là dân amateur về chính trị như ông Trump lại liên tục gặt hái thành công trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và đối ngoại.

Ông Trump càng thành công thì những “thủ lĩnh nhà nước ngầm” như vợ chồng Clinton hay Obama càng cảm thấy khó chịu, vì họ là những người trực tiếp thúc thủ hoặc bị cho là quá yếu kém trước năng lực của TT Trump.

Chuyên gia Steven W. Mosher vào năm 2018 từng ví nền kinh tế Mỹ trước khi được cặp đôi Obama – Biden chuyển giao cho Tổng thống Trump là “một đống tro tàn của những quy định hành chính rườm rà, thuế cao và những thỏa thuận thương mại tồi tệ”.

Sự bất lực và hạn chế trong điều hành kinh tế của liên danh Obama-Biden được bộc lộ ở việc trước khi nghỉ hưu ông Obama đã nói rằng chỉ có “cây đũa thần” thì ông Trump mới có thể tạo thêm được việc làm và đưa GDP của kinh tế Mỹ lên mức 3%. Nhưng Tổng thống Trump đã cho thấy điều mà ông Obama tin rằng là không tưởng đã trở thành hiện thực, nền kinh tế Mỹ đã thay đổi 180 độ, hàng loạt kỷ lục về kinh tế đã được ông Trump lập nên chỉ trong chưa đầy 2 năm.

Trong vấn đề đối ngoại, TT Trump cũng đạt được hàng loạt thành tựu to lớn. Với cách ngoại giao độc đáo, dưới thời chính quyền TT Trump, nước Mỹ không bị sa lầy trong các cuộc chiến triền miên mà vẫn đạt được mục tiêu giữ hòa bình và ổn định tại nhiều điểm nóng. Từ 2017 Triều Tiên đã không còn thử vũ khí hạt nhân, Iran dần bị cô lập khi chính quyền Trump kiến tạo để một liên minh làm đối trọng với Teheran dần được hình thành ở Trung Đông, đặc biệt ở chỗ liên minh này bao gồm những cựu thù cũ như Israel-Bahrain hay Israel-UAE.

Đặc biệt, một trong những điều khiến phe thiên tả cảm thấy “tủi hổ” nhất là việc họ đã đề chính quyền Trung Quốc lấn lướt và coi thường trong suốt thời chính quyền Obama-Biden. Việc ông Obama phải “chui cửa hậu” của máy bay khi đến Trung Quốc là một hình ảnh mang tính biểu tượng khá rõ ràng.

Ngoài ra, sự yếu thế của chính quyền Obama trước Bắc Kinh còn thể hiện qua việc trong khoản thời gian từ 2012-2015, chính quyền của vị tổng thống da màu đã ngăn cản Hải quân Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Đây cũng là khoảng thời gian chính quyền Trung Quốc hoàn thành việc bồi đắp các rạn san hô ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo kiên cố, cũng như gia tăng các hoạt động quân sự và đe dọa trên Biển Đông.

Khác hẳn người tiền nhiệm, dưới thời TT Trump mọi chuyện với chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi. Washington đã liên tục dồn ép Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Cuộc thương chiến với ưu thế thuộc về Hoa Kỳ dưới thời TT Trump đã đe dọa trực tiếp sự sống của lực lượng cầm quyền tại Đại lục, thêm nữa, việc chính phủ Mỹ ra mặt ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan cũng như Hải quân Mỹ thường xuyên điều tàu tới Biển Đông và bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này đã khiến Bắc Kinh mất mặt và không dám lộng hành như trước.

Cảm giác “căm hận” TT Trump của phe thiên tả càng được nhấn sâu thêm trong quãng thời gian đại diện của họ là là Biden chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Trong khi mỗi cuộc vận động tranh cử của TT Trump đông chật kín người thì số người đón và cổ vũ cho Biden chỉ không đáng kể. Điều đó cũng được thể hiện một phần qua việc có rất ít người đón nhận các bài phát biểu của ông Biden trên truyền hình, mặc dù truyền thông thiên tả loan báo rằng ông Biden nhận được hơn 80 triệu phiếu ủng hộ.

Có tật giật mình?

Các báo cáo, con số thống kê và phân tích, các nhân chứng có tuyên thệ và bằng chứng được công chúng biết tới cho tới nay khẳng định rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 có dấu hiệu bị phe thiên tả đánh cắp. Nghị sĩ Rand Paul cũng đã chỉ ra rằng tòa án các cấp ở Mỹ từ chối các vụ kiện của nhóm pháp lý TT Trump vì lý do thủ tục chứ không phải không có đủ bằng chứng tố cáo gian lận, và họ đã chọn cách làm đó để cố tránh né thụ lý đơn kiện. Nhiều tòa án đã đưa ra số ngày chuẩn bị hồ sơ rất ngắn cho chiến dịch pháp lý của TT Trump khiến các bằng chứng dù có sẵn những vẫn không kịp được chuẩn bị để trình lên tòa.

Mặc dù được xem là đang nắm thế chủ động nhưng việc bà Pelosi, vợ chồng Obama có những phát biểu thể hiện việc nôn nóng muốn trục xuất TT Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc dù ông Trump chỉ có mười mấy ngày tại vị đã cho thấy phe thiên tả rất lo lắng rằng ông Trump có hành động mạnh tay và bất ngờ khi nắm được các bằng chứng gian lận bầu cử không thể chối cãi hoặc bằng chứng phản quốc không thể phủ nhận.

Điều đó càng thể hiện rõ hơn khi có tin bà Pelosi bị mất máy tính trong khi chạy trốn nhóm người biểu tình tràn vào Tòa nhà Quốc hội. Mặc dù trợ lý của bà Pelosi nói chiếc máy tính bị lấy đi chỉ dùng cho thuyết trình, với ý tứ rằng nó không chứa những tài liệu quan trọng. Tuy nhiên, Trung tướng Thomas McInerney ngày 9/1 lại cho biết điều ngược lại. Ông nói rằng quân đội đã chủ động cài người để lấy đi chiếc máy tính và nữ Chủ tịch Hạ viên đang “lồng lộn” lên vì việc này.

Chúng ta đều biết tâm lý của kẻ phạm tội, cho dù trước, trong và sau khi gây án đã cố gắng xóa dấu vết và phi tang, kẻ làm điều bất chính trong tâm vẫn luôn lo sợ, họ phải sống trong trạng thái nơm nớp với ám ảnh rằng hành vi của mình có thể vì một lý do nào đó mà bị phát giác, vì thế họ luôn tìm kiếm và bất chấp tất cả để thủ tiêu mọi nguy cơ dù là nhỏ nhất.

Trong tình huống của phe thiên tả, họ thừa biết TT Trump được quân đội ủng hộ, điều đó được thể hiện phần nào qua tuyên bố của các tướng lĩnh được đưa tin hôm 9/1 rằng: Tổng thống Trump vẫn là Tổng tư lệnh. Ngoài ra, chắc chắn phe thiên tả cũng không thể biết được ông Trump đang nắm trong tay những gì, và việc ông tỏ ra bình thàn đón nhận các sự kiện cũng làm cho họ “chột dạ” khi biểu hiện này của vị tổng thống thứ 45 dường như không giống với tính cách bộc trực thường thấy của ông.

Người dẫn chương trình Radio Rush Limbaugh hôm thứ Sáu (8/1) cũng đã bình luận về nội lo sợ này của phe thiên tả, ông cho biết, đầm lầy chính trị Washington và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang “lo sợ đến chết” về những gì tổng thống Trump có thể tiết lộ về họ. Thậm chí phe thiên tả sợ ông Trump tới mức muốn triệt đường không cho ông tái tranh cử vào năm 2024.

“Họ phải làm điều này trong 11 ngày. Vì vậy, họ phải kêu gọi Hạ viện cùng [hợp tác], sau đó họ phải yêu cầu Thượng viện tiến hành và kết tội về điều này, và sau đó họ muốn có một điều khoản để Trump không thể tranh cử tổng thống một lần nữa”, ông Limbaugh nói.

“Hai tuần [tới sẽ] dài và căng thẳng đối với đảng Dân chủ. Họ đang sợ hãi đấy các bạn. Đừng nghi ngờ tôi về điều này”, người dẫn chương trình nổi tiếng cho biết thêm. “Cuộc đảo chính kéo dài 4 năm, nỗ lực 4 năm để đảo ngược kết quả bầu cử năm 2016, có đủ loại người đã vi phạm pháp luật, đủ loại người đang run sợ. Họ đang cực kỳ sợ hãi nếu ông Trump tung ra những tài liệu mật này”.

Có lẽ, lúc này, khi mang trong tâm nỗi sợ hãi của kẻ cắp, phe thiên tả đang thấy những ngày tới đây trôi thật chậm. Họ sợ hãi “đêm dài lắm mộng”, nhưng họ hiện tại không thể làm gì hơn khi PTT Pence đã tuyên bố không áp dụng Tu chính án 25. Vì thế họ đang run rẩy bước từng bước hướng tới Tòa Bạch Ốc và thầm cầu mong TT Trump không thể ra tay.

Sợ hãi, không thể ngẩng cao đầu, nhìn thẳng và đón nhận điều mình đáng được nhận chẳng phải là hành vi của kẻ phạm tội!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của DKN.

Theo DKN

No comments