Tác giả nổi tiếng: Gián điệp Trung Quốc tràn lan ở Hoa Kỳ
Ông Gordon G. Chang, một nhà báo, tác giả và luật sư nổi tiếng đã viết một bài phân tích trên Gatestone Institute nêu rõ sự xâm nhập sâu rộng của các đặc vụ Trung Quốc vào Hoa Kỳ và đưa ra một số giải pháp đối với chính phủ Mỹ.
Gián điệp Trung Quốc tràn lan ở Hoa Kỳ
Vụ việc gần đây dân biểu Đảng Dân chủ Eric Swalwell bị báo chí phanh phui có quan hệ tình cảm với nữ gián điệp Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã xâm nhập vào Hoa Kỳ trên diện rộng thông qua hệ thống gián điệp.
Phương Phương, người bị tình nghi là gián điệp của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã tiếp cận với dân biểu Swalwell khi anh ta mới chỉ là thành viên hội đồng Thành phố Dublin, bang California. Phương từng bước tiếp cận và giúp đỡ Swalwell trong sự nghiệp cho tới khi anh ta được bầu vào Hạ viện, trở thành thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện và được chỉ định vào một ủy ban có lợi cho Trung Quốc.
Phương không chỉ là đặc vụ duy nhất tại Hoa Kỳ. Hiện Trung Quốc có khoảng 370.000 sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ. Số lượng sinh viên Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ gần đây.
Không ngạc nhiên khi ĐCSTQ sử dụng công dân của mình một cách có hệ thống để thu thập thông tin tình báo và sử dụng các công cụ ngoại giao để xử lý những thông tin này. Chẳng hạn, Phương đã tiếp xúc với một nhà ngoại giao bị nghi là đặc vụ của Bộ An ninh Nhà nước, làm việc tại lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.
Trung Quốc có hàng trăm – có lẽ hàng nghìn – đặc vụ ở Mỹ. Họ đang xác định, chuẩn bị, hỗ trợ, gây ảnh hưởng, thỏa hiệp và mua chuộc người Mỹ trong lĩnh vực chính trị và các lĩnh vực quan trọng khác.
Darrell Issa, đảng viên Cộng hòa nói với Fox News trong buổi phỏng vấn vào tháng 12 rằng có tại Mỹ “hàng trăm nghìn người hoạt động giống như gián điệp được Trung Quốc điều phối”.
ĐCSTQ sử dụng cách tiếp cận “ngàn hạt cát” là phỏng vấn sinh viên, khách du lịch, doanh nhân sau khi trở về nước. Họ thu thập các thông tin có vẻ vụn vặt, sau đó sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hoặc các năng lực khác để tổng hợp các tư liệu thu thập được này.
Sử dụng lãnh sự quán như vỏ bọc cho “trung tâm gián điệp”
Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco từng chứa chấp Tang Juan, một điệp viên bị FBI truy nã. Tang Juan ra đầu thú với nhà chức trách Hoa Kỳ vào ngày 24/7. Cô bị nghi ngờ che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi đang làm nghiên cứu sinh sinh học tại Đại học California Davis.
Vào tháng 7, Bộ Ngoại giao đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết cơ sở này là “trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ”. Có suy đoán rằng lãnh sự quán đã thu thập thông tin bất hợp pháp về công nghệ khoan dầu của các công ty Texas gần đó.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York cũng là một trung tâm gián điệp. Ông James Olson, cựu giám đốc phản gián CIA, ước tính rằng Trung Quốc có hơn 100 nhân viên tình báo hoạt động liên tục trong thành phố New York. Ông James nói thành phố này đang “bị tấn công hơn bao giờ hết.”
Ông Pompeo chia sẻ với tờ New York Post rằng các nhân viên tình báo này đang hoạt động bên ngoài lãnh sự quán New York và phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.
Đặc vụ của Trung Quốc đang áp đảo lực lượng hành pháp của Mỹ. Giám đốc FBI Christopher Wray, trong một sự kiện vào tháng Bảy cũng phát biểu rằng có gần một nửa các vụ phản gián của cục là chống lại ĐCSTQ. Ông nói cứ khoảng 10 giờ một lần, FBI lại mở một vụ phản gián “liên quan đến Trung Quốc.
Ông Wray cũng phát biểu trước Ủy ban Tình báo Thượng viện vào tháng 2/2018 rằng ĐCSTQ đang sử dụng “những nhà thu thập [thông tin] phi truyền thống, đặc biệt là trong môi trường học thuật”.
Đôi khi các nhà ngoại giao cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động gián điệp. Theo một nghiên cứu của bà Anastasya Lloyd-Damnjanovic cho Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ làm việc ở Mỹ đã xâm phạm quyền tự do học thuật của các trường đại học Mỹ, giảng viên, sinh viên bằng cách “thăm dò giảng viên và nhân viên cung cấp thông tin tương tự với cách thu thập tình báo.”
Như Dan Hoffman, cựu trưởng trạm CIA, từng chia sẻ với Fox News “Trung Quốc đang tràn ngập ở khu vực [chúng ta]”.
Cách giải quyết là gì?
Theo ông Gordon, cách để giải quyết trường hợp khẩn cấp về gián điệp này là đóng cửa các cơ sở hoạt động của Trung Quốc tại Mỹ. Nghĩa là đóng cửa bốn lãnh sự quán còn lại của Bắc Kinh tại Chicago, Los Angeles, New York và San Francisco, và cắt giảm mạnh số nhân viên của đại sứ quán. Trên thực tế, đại sứ quán chỉ cần đại sứ, người thân ruột thịt và phụ tá quân sự, chứ không phải hàng trăm người như hiện tại.
Trong khi cắt giảm nhân viên đại sứ quán, Bộ Ngoại giao nên trục xuất đại sứ Trung Quốc hiện tại là ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai). Ông và một người khác làm trong lãnh sự quán New York đã cố tuyển dụng một nhà khoa học ở Connecticut làm gián điệp.
Washington có thể nói với Bắc Kinh rằng họ có thể cử một đại sứ khác, nhưng nên cảnh báo rằng vị đại sứ mới sẽ bị trục xuất ngay nếu có hành vi không phù hợp.
Washington cũng có thể ra lệnh đóng cửa các tiền đồn phi ngoại giao. Về vấn đề này, Tổng thống Trump có thể sử dụng Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 và Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 để chấm dứt hợp tác thương mại, đầu tư và công nghệ với một chế độ sử dụng các mối quan hệ này để thực hiện hành vi gián điệp, ông Gordon cho hay.
Tất nhiên, Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách đóng cửa các lãnh sự quán Mỹ và cắt giảm quy mô nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Nhưng Mỹ cần có hành động để cho Bắc Kinh thấy rằng Hoa Kỳ có quyết tâm tự vệ.
Ông Gordon cho rằng Mỹ nên đưa các công ty ra khỏi Trung Quốc vì lý do đạo đức và nhiều những lý do khác.
Các gián điệp của Trung Quốc đang lan tràn ở Mỹ, và các biện pháp kém quyết liệt hơn đã thất bại. Do đó, ông kêu gọi chính phủ Mỹ có biện pháp hiệu quả hơn để giải quyết với vấn đề này.
Về tác giả: Ông Gordon Guthrie Chang là một nhà báo chuyên mục, blogger, chuyên gia truyền hình, tác giả và luật sư. Ông được biết đến rộng rãi với cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”.
Theo DKN
Post a Comment