Header Ads

test

Trung Quốc cho ‘thổi bay’ tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới

Bức tượng Tích Thủy Quan Âm sau khi bị chính quyền Trung Quốc dùng mìn ‘thổi bay’ phần đầu. (Ảnh: Biter Winter)

Chính quyền Trung Quốc đã cho “thổi bay đầu” một tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét, công trình trị giá gần 59 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã cho nổ tung toàn bộ bức tượng, theo Bitter Winter.


Tượng Tích Thủy Quan Âm

Bức tượng vị Phật có tên Tích Thủy Quan Âm, cao 57,9 m, tượng được tạc dựng trên vách núi, hậu điện chùa Hoàng An, thuộc huyện Bình San, thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Ngoài việc là một địa điểm cho du khách tới tham quan, cầu nguyện, người dân khu vực này cũng thường xuyên tới đây bái Phật. Chùa Hoàng An cũng là một trong những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, và là địa điểm bảo vệ văn vật trọng điểm của tỉnh Hà Bắc.

Theo tạp chí Tự do Tôn giáo Bitter Winter, vào ngày 2/2 năm nay, các quan chức chính quyền địa phương đã dùng mìn cho nổ tung phần đầu của tượng. Hành vi này được các cư dân mạng Trung Quốc đại lục ví như là hành vi của “Nhà nước Hồi giáo ISIS”. Cho đến nay, đây là tượng Phật Quan Âm bằng đá cao nhất thế giới được điêu khắc trên vách núi.

Vài ngày sau khi phá dỡ, sợ người dân sẽ phục dựng lại tượng Phật, các quan chức địa phương đã ra lệnh nổ tung hoàn toàn phần thân còn lại của tượng Tích Thuỷ Quan Âm.


Lệnh phá hủy tượng Phật

Tờ Bitter Winter trích dẫn nguồn tin thân cận, lệnh phá huỷ tượng Phật là do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành. Họ lấy lý do: “Bây giờ số lượng người tín ngưỡng tôn giáo quá nhiều, tất cả các nơi trên toàn quốc đều đang cấm chỉ mọi người cúng bái tượng Phật”.

Bức tượng Tích Thủy Quan Âm sau khi bị chính quyền Trung Quốc dùng mìn ‘thổi bay’ phần đầu. (Ảnh: Biter Winter)

Vào ngày 30/1/2019, hơn 20 quan chức chính quyền tỉnh, thành phố, quận và nhân viên an ninh công cộng đã xông vào danh lam thắng cảnh chùa Hoàng An. Lệnh cấm giới nghiêm phát ra liên quan đến toàn bộ tôn giáo của địa phương, cấm cả người dân vào chùa. Chính quyền đã đe dọa những ai lên tiếng can thiệp và chống lại việc phá hủy tượng Phật. 

Cũng theo bài báo của Bitter Winter, một công nhân giấu tên – người đã tham gia vào vụ việc phá tượng cho biết, kế hoạch nổ mìn tượng Phật đã được lên kế hoạch bởi các chuyên gia. Tới hiện trường tham dự “phá tượng” có các quan chức chính quyền tỉnh, thành phố, quận, huyện.

Thương mại hóa tôn giáo

Một người dân địa phương cho biết, phải mất gần 5 năm mới điêu khắc xong bức tượng, bức tượng trị giá khoảng 17 triệu nhân dân tệ (gần 59 tỷ đồng). Sau khi hoàn thành tượng Phật, nơi đây đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch đến thăm và thờ cúng, thể hiện lòng kính trọng Thần Phật của người dân. 

Cũng theo người dân này: “Mọi người đều bái Phật, nói Phật Tổ tốt, không nói rằng ĐCSTQ tốt, ĐCSTQ có vui trong lòng không?”. Người dân bình luận rằng: “Không tin tưởng ĐCSTQ, ĐCSTQ liền cho nổ tung tượng Phật”.

Bắt đầu từ năm ngoái, Trung Quốc đã thương mại hóa Phật giáo và Đạo giáo, “chỉnh đốn” các nơi thờ cúng tôn giáo. Nhiều pho tượng Phật ngoài trời tại các khu danh lam thắng cảnh bị niêm phong và phá hủy. Tuy nhiên, việc phá hủy tượng các bức tượng lớn ở các địa điểm du lịch là nghiêm trọng nhất.

Banned Book cũng đưa tin, vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền tỉnh Thiểm Tây đã làm theo văn kiện bí mật của Bắc Kinh về việc “Tăng cường quản lý các địa điểm tôn giáo”. Lấy lý do xây dựng trái phép, họ bắt đầu chiến dịch phá hủy các địa điểm tôn giáo và các pho tượng Phật trong tỉnh, nhiều chùa cổ, chùa Phật giáo và Đạo quán liên tiếp bị phá hủy.

Về mặt hình thức, công dân Trung Quốc được tự do thực hành tín ngưỡng theo sự lựa chọn của họ, nhưng chính phủ kiểm soát chặt chẽ đời sống tinh thần, và trong một số trường hợp, cấm đoán một số nhóm như Pháp Luân Công, theo New York Times.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, không phải là tôn giáo nhưng cũng trở thành nạn nhân của của hoạt động đàn áp tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.

“Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Trái với phần còn lại của thế giới, chính quyền Trung Quốc đàn áp môn khí công ôn hòa này từ năm 1999 theo lệnh của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc vu khống Pháp Luân Công là tà giáo để lấy cớ cho một cuộc đàn áp đẫm máu liên quan đến tội tra tấn, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng.

Phản bác lại lời tuyên truyền từ Bắc Kinh, ông Edward McMillan-Scott, nguyên Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, nói với các đồng nghiệp năm 2010:  “Như tôi đã nói, tôi đã gặp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Họ không phải giáo phái, không phải tà giáo, không thu tiền, không tẩy não… không có bất cứ đặc điểm nào của tà giáo cả. Những người này chỉ tự mình tập luyện các bài tập tinh thần.”

Ông giải thích: “Cũng như thời Thế chiến, Đức Quốc Xã gán cho người Do Thái các đặc điểm riêng để cô lập và tàn sát họ. Điều tương tự đang xảy ra với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao tôi gọi đây là tội diệt chủng và nó vô cùng nghiêm trọng.”



No comments